Thông Số Kỹ Thuật Của Loa

Thông Số Kỹ Thuật của loa

sự phức tạp về bản chất vật lý của các thông số này thường gây khó khăn cho người dùng phổ thông khi mua sắm hoặc đánh giá loa.

Việc tìm hiểu các thông số kỹ thuật cơ bản của loa giúp người dùng hiểu rõ hơn về tính năng, vận hành và giá trị của mỗi hệ thống loa.

Dưới đây là một số giải thích đơn giản về các thông số chính của thiết bị này.

1. Kích thước và trọng lượng loa
Thông Số Kỹ Thuật Cơ Bản

Thông số kỹ thuật cơ bản của loa mà dễ nhận biết nhất đó là kích thước của loa. Người dùng khi nhìn vào sẽ biết được kích thước loa khoảng bao nhiêu.

Thông thường người ta thường đo đường kính của loa bass, sử dụng đơn vị Inch để đặc trưng cho thông số này.

Loa con càng lớn tạo càng nhiều tiếng bass hơn, âm thanh mạnh mẽ hơn, nhưng độ lớn thùng loa và ma trận bên trong cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng/số lượng bass.

Kích thước và trọng lượng loa
Ví dụ cụ thể cho trường hợp này là một hệ thống bốn loa con 3 Inch cùng đảm nhận dải âm trầm có thể cho vẻ ngoài ấn tượng, bắt mắt.

Nhưng những âm trầm này thường không được chắc, rộng, kém chân thật hơn so với một loa con 6 Inch trong một thùng loa lớn hơn.

Xem như bỏ qua yếu tố lệch pha phổ biến giữa các loa con và thiết kế đối xứng của mỗi loa cụ thể

2.Dải tần đáp ứng của loa

Biểu đồ thể hiện khả năng đáp ứng của loa ở các dải tần.

Đây là thông số được người dùng biết nhiều nhất và cũng quan tâm nhất khi chọn mua loa.

Khái niệm của dải tần đáp ứng là xác định độ động của loa thông qua khả năng tái tạo âm thanh thuộc dải tần tương ứng.

 

Dải tần đáp ứng của loa

Ví dụ như một loa ghi dải tần đáp ứng 30Hz – 20KHz thì có khả năng tái tạo âm bass cực sâu ở mức 30Hz. Những âm cao lên đến ngưỡng nghe cực đại của tai người, 20KHz.

Tuy nhiên thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến thông số này.

Ví dụ như là khoảng cách giữa loa và thiết bị đo, độ lớn phòng, hướng đo, tính chất của âm đo được, âm lượng…

3. Độ nhạy của loa(sensitivity)

 
Thông Số Kỹ Thuật Cơ Bản Của Loa
Đây là một thông số khá trừu tượng của loa.

Độ nhạy có đơn vị đo là dB/watt/m (với loa có trở kháng 8 ohm).

Ví dụ, một loa có độ nhạy 90 dB, công suất đầu vào 1W, ở tại vị trí đo cách loa 1m. Loa phát ra âm thanh có mức cường độ âm 90 dB.

 

Độ nhạy của loa(sensitivity)  

Có một công thức dễ nhớ là công suất Ampli gấp 10 lần. mức cường độ âm tăng 10 dB và âm thanh sẽ lớn gấp đôi.

Độ nhạy là một thông số giúp phản ánh âm lượng có thể đạt được của một loa với công suất của một ampli cụ thể. Mà không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

4. Trở kháng của loa

Trở kháng của loa là một trong các thông số kỹ thuật của loa quan trọng nhất.

Những vật dẫn điện thường có điện trở, và loa cũng không ngoại lệ. Độ lớn của chỉ số này được gọi là trở kháng của loa.

Trong cách mắc mạch điện song song của một hệ thống âm thanh. Thông thường thì trở kháng loa càng lớn thì loa càng dễ “điều khiển” và tương thích với ampli hơn

Trở kháng của loa

Theo đó, loa karaoke có trở kháng 8 ohm tốt hơn loa 4 ohm trong việc phối ghép.

Điều này có thể được minh chứng bằng thông số damping factor của ampli. Chỉ số này càng cao thì âm bass của loa càng chắc, khó vỡ, mạnh mẽ.

Vì vậy, loa với trở kháng cao hoạt động dễ dàng hơn và dễ phối ghép hơn.

 

Q12

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1900 272789